Theo Tổ chức Unicef, Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất. Theo đó, Việt Nam có hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm; đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Vậy nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì và có nên bổ sung sữa cho trẻ suy dinh dưỡng không? Hãy cùng Juno Milk tìm hiểu ngay nhé!
Thế nào là suy dinh dưỡng ở trẻ em?
Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm thiếu năng lượng, protein, lipid và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
Theo báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới năm 2019 của Tổ chức Unicef, trên thế giới cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ thiếu dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Việt Nam ở trẻ em dưới 5 tuổi 19,6% đến dưới 20%, với hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Những “con số biết nói” này đã cho thấy thực trạng số trẻ em phải chịu hậu quả từ chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không đáp ứng đủ và đúng nhu cầu đang rất báo động.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng nhưng chủ yếu là đến từ chế độ dinh dưỡng cho trẻ, thói quen ăn uống không lành mạnh hay những vấn đề dinh dưỡng không tốt trong thai kỳ của người mẹ.
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ của mẹ khi mang thai
Dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ không đảm bảo đầy đủ và cân đối các nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, cũng như các vitamin và khoáng chất thiết yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
Một điều khá thú vị mà không nhiều người biết đến là “mẹ ăn gì con thích nấy”, hay nói cách khác thói quen ăn uống của trẻ khi lớn lên chịu ảnh hưởng bởi 80% sở thích và thói quen ăn uống của người mẹ lúc mang thai.
Trẻ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ và ăn dặm bổ sung
Đối với trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng dễ gặp ở những trường hợp trẻ bị sinh non, thiếu tháng. Việc cho trẻ bú mẹ trong giờ đầu sau sinh và những ngày đầu đời cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Theo số liệu Việt Nam thu thập năm 2018, chỉ 17% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Như vậy có đến 83% số trẻ đã không được cung cấp nguồn thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thực đơn ăn uống của mẹ không đủ chất cũng khiến nguồn sữa không đảm bảo cả về lượng lẫn về chất cũng chính là nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
Vì nhiều lý do như mẹ thiếu sữa, sữa không đủ chất… nên mẹ phải bổ sung hoặc dùng sữa cho trẻ suy dinh dưỡng thay cho sữa mẹ để giúp trẻ nhận được đầy đủ các kháng thể từ sữa mẹ. Đến tuổi ăn dặm, nhiều trẻ lại được cho ăn dặm sai cách: không đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo độ tuổi, cho ăn dặm quá sớm khi mà hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện (trước 6 tháng tuổi), kiêng ăn khi trẻ bị bệnh (chỉ cho ăn cháo muối, cháo đường kéo dài)…
Thêm vào đó, việc trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nhất là đối với các mũi tiêm bắt buộc cũng khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu hơn trước các tác nhân gây bệnh. Từ đó, trẻ rất dễ mắc bệnh và khiến trẻ biếng ăn, khó hấp thu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng.
Sai lầm trong cách nuôi con
Nguyên nhân lớn nhất thường khiến trẻ mắc phải “vấn nạn” suy dinh dưỡng chính là sai lầm trong cách nuôi dưỡng của người lớn. Theo đó, những bữa ăn không đảm bảo cân đối 4 nhóm chất cơ bản: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất về lâu về dài khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng.
Ăn quá nhiều hay quá ít một loại thực phẩm đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Theo số liệu điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2015, 18% trẻ em không được cho ăn đa dạng thực phẩm, và 36% trẻ em không được cho ăn đủ số bữa cần thiết.
Trong những năm đầu đời, trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nếu không được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm phổi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… tái đi tái lại nhiều lần. Khi bệnh, trẻ có hiện tượng biếng ăn hoặc phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Những hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ
Tuy bé bị suy dinh dưỡng không gây ra những hậu quả nguy hiểm tức thời nhưng nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển về trí não của bé, sau đây là một số tác động xấu bé có thể gặp phải mẹ nên lưu ý:
– Tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
– Dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
– Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… thường nặng, kéo dài. Trẻ bệnh ăn uống kém nhưng nhu cầu năng lượng gia tăng làm cho suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
– Chậm phát triển thể chất, tâm thần.
– Giảm phát triển tất cả các cơ quan.
– Giảm phát triển hệ cơ xương, ảnh hưởng chiều cao, tầm vóc.
– Giảm phát triển trí não: Do thiếu dưỡng chất cho não (chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, taurine…) trẻ chậm chạp, giao tiếp xã hội thường kém, giảm học hỏi, tiếp thu.
– Nguy cơ béo phì sau giai đoạn suy dinh dưỡng do thấp chiều cao.
– Khả năng làm việc, lao động kém hơn khi trưởng thành.
– Dễ trở thành người phụ nữ thấp bé/trẻ em gái suy dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ sinh con suy dinh dưỡng.
Kết
Bài viết đã cung cấp một số thông tin về nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em và các dòng sữa cho trẻ suy dinh dưỡng. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Hãy theo dõi JunoMilk để cập nhật thêm những kiến thức nuôi dạy bé của bạn nhé!